Hoạt động đối ngoại và tình hình thế giới (số tháng 5 năm 2025)
- Thứ ba - 29/04/2025 14:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoạt động đối ngoại và tình hình thế giới (số tháng 5 năm 2025) có những nội dung sau: Kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez; Một số tình hình kinh tế thương mại toàn cầu; Kết quả đàm phán hạt nhân Iran; Trung Quốc công bố Sách trắng về quan hệ thương mại và kinh tế với Hoa Kỳ; Một số sự kiện thế giới đáng chú ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez duyệt Đội Danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ.
1. Kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Từ ngày 14 - 15/4/2025, nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là lần thứ tư ông Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh dấu sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng của hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa chiến lược, tác động lâu dài đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đều bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự chiêu đãi cấp Nhà nước, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc; Lễ khởi động Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên và Lễ khởi động Cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc.
Tại các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, hai bên nhất trí duy trì giao lưu cấp cao thường xuyên, nâng cấp cơ chế Đối thoại chiến lược giữa các Bộ Ngoại giao - Quốc phòng - Công an lên cấp Bộ trưởng; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt; tổ chức tốt các hoạt động của “Năm giao lưu nhân văn Trung Quốc - Việt Nam 2025”, củng cố nền tảng xã hội; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; kiểm soát và giải quyết thỏa đáng bất đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, việc chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm nay đã thể hiện đầy đủ sự coi trọng rất cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đối với quan hệ Trung - Việt và tình cảm sâu đậm giữa hai nước; khẳng định qua chuyến thăm, sẵn sàng cùng Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam đi sâu trao đổi về các phương hướng, biện pháp nhằm củng cố truyền thống hữu nghị, xác định tầm nhìn cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, cùng vững bước tiến xa, đóng góp cho cộng đồng nhân loại.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, luôn ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác chuyển đổi số, khoa học công nghệ trở thành “điểm sáng” mới trong quan hệ Việt - Trung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ then chốt; thúc đẩy thương mại cân bằng hơn, đầu tư chất lượng cao hơn, chú trọng triển khai tại Việt Nam các dự án, công trình lớn, tiêu biểu, hỗ trợ Hà Nội và các đô thị lớn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
Trong chuyến thăm, nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước.
2. Kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Từ ngày 08 - 10/4/2025, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez thăm chính thức Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón, hội đàm, cùng họp báo chung và chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác hai nước, tổ chức tiệc chiêu đãi Thủ tướng Pedro Sánchez. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Tại các cuộc tiếp, hội đàm và hội kiến, Lãnh đạo Việt Nam khẳng định ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm; tin tưởng chuyến thăm sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu của Tây Ban Nha tại khu vực Đông Nam Á; nhất trí việc hướng tới nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện. Lãnh đạo Việt Nam bày tỏ cảm ơn khi Tây Ban Nha thúc đẩy các nước Liên minh châu Âu (EU) còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); cũng như Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với Việt Nam. Việt Nam đề nghị Tây Ban Nha làm cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với EU và các nước Mỹ Latinh; Việt Nam nhất trí làm cầu nối tăng cường quan hệ Tây Ban Nha - ASEAN.
Nhằm phát huy các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, đưa quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha phát triển ngày càng sâu rộng và thực chất, hai bên nhất trí tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng - an ninh, đặc biệt về đào tạo cán bộ, sỹ quan Việt Nam, công nghiệp quốc phòng, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, di cư bất hợp pháp; tiếp tục triển khai hiệu quả và tận dụng các cơ hội to lớn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, văn hóa, thể thao và du lịch, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như du lịch, công nghiệp bán dẫn, khoa học và công nghệ… Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, khuôn khổ ASEAN - EU...; cùng triển khai các sáng kiến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển ở mỗi khu vực và trên thế giới.
Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
3. Một số tình hình kinh tế thương mại toàn cầu
Ngày 02/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã áp đặt mức thuế cơ bản 10% lên tất cả hàng nhập khẩu, cùng với các mức thuế “đối ứng” từ 10 - 49% đối với một số quốc gia nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại. Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đang có nguy cơ thành cuộc chiến thương mại toàn cầu mới.
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc cùng với giá dầu và tỷ giá đồng USD. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ đặc biệt lo ngại về các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh chiến tranh thương mại diễn ra, cho rằng những nước này sẽ hứng chịu tác động nghiêm trọng hơn. Châu Á được cho là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan của Hoa Kỳ. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể làm giảm đáng kể tăng trưởng của khu vực. ADB cũng khuyến nghị các quốc gia châu Á tăng cường hợp tác nội khối và đối thoại với Mỹ để giảm thiểu tác động tiêu cực. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu và những đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ lo ngại động thái này sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương và hợp tác quốc tế, đồng thời mong muốn các nước có các biện pháp ứng phó với tuyên bố của Hoa Kỳ.
Ngày 09/4/2025, Tổng thống Donal Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, trong khi tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%. Tuy nhiên, mức thuế này được cộng thêm với khoản thuế 20% liên quan đến fentanyl đã áp đặt trước đó đối với Trung Quốc, đưa tổng thuế suất áp đặt lên hàng hoá Trung Quốc là 145%. Về phía Trung Quốc, nước này quyết định áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ phớt lờ bất kỳ đợt tăng thuế nào tiếp theo mà Hoa Kỳ công bố kể từ thời điểm này.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 09/4 đã nhất trí về kế hoạch triển khai các biện pháp trả đũa đầu tiên đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Theo đó, EU sẽ áp dụng các mức thuế, chủ yếu là 25%, đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Hoa kỳ bắt đầu từ ngày 15/4 như một phản ứng cụ thể đối với thuế kim loại của Hoa Kỳ. Khối này vẫn đang đánh giá cách thức đáp trả đối với thuế ô tô và các loại thuế rộng hơn.
Nhiều quốc gia khác lựa chọn phương án đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ. Ngày 12/4/2025, Thư ký báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt cho biết đã có hơn 75 quốc gia liên hệ với chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán thương mại. Đồng thời, một số quốc gia đang đẩy nhanh nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu thông qua việc tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với các quốc gia khác. Do đó, một loạt các thông báo hợp tác kinh tế đang được thúc đẩy giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như sự gia tăng hoạt động đàm phán thương mại tự do trên toàn thế giới. Đáng chú ý, EU và Ấn Độ đã dành ưu tiên mới cho các cuộc đàm phán trước đây bị đình trệ; Trung Quốc và Hàn Quốc đang nỗ lực nâng cấp hiệp định thương mại tự do; Canada và Indonesia nỗ lực đưa hiệp định thương mại có hiệu lực vào năm tới.
Giới chuyên gia nhận định, việc tạm ngưng 90 ngày đối với các mức thuế đối ứng không làm thay đổi mức thuế phổ thông 10% đối với phần lớn hàng nhập khẩu và 145% đánh vào hàng Trung Quốc. Điều này đã tạo ra làn sóng bảo hộ thương mại mạnh nhất của Hoa Kỳ trong vòng một thế kỷ. Sự hỗn loạn không chỉ nằm ở thuế mà còn là sự bất ổn về pháp lý, sự khó đoán định và sự xói mòn niềm tin đối với Hoa Kỳ.
4. Kết quả đàm phán hạt nhân Iran
Ngày 12/4/2025, Hoa Kỳ và Iran đã triển khai đàm phán cấp cao gián tiếp tại Oman nhằm thúc đẩy các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran, việc giảm căng thẳng tại khu vực và trao đổi tù nhân.
Cuộc đàm phán do Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi và Đặc phái viên Nhà Trắng tại Trung Đông Steve Witkoff chủ trì. Đây là cuộc trao đổi ở cấp cao đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Iran kể từ năm 2018 khi Tổng thống Hòa Kỳ Donal Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Vienna.
Bộ Ngoại giao Iran ngày 12/4/2025 ra tuyên bố xác nhận cuộc đàm phán “gián tiếp” với Mỹ về vấn đề hạt nhân và dỡ bỏ trừng phạt tại thủ đô Muscat của Oman, đồng thời mô tả quá trình thương lượng giữa hai bên “mang tính xây dựng”. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi thông báo vòng đàm phán gián tiếp thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 19/4 cũng tại thủ đô Muscat của Oman.
Ngoại trưởng Oman Sayyid Badr bin Hamad bin Hamood Albusaidi khẳng định cuộc đàm phán giữa Iran và Hoa Kỳ “đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, có lợi cho việc thu hẹp những khác biệt về quan điểm và cuối cùng là đạt được hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và trên toàn cầu”.
Trong tuyên bố cùng ngày, Hoa Kỳ đánh giá cuộc đàm phán hạt nhân gián tiếp giữa Hoa Kỳ và Iran tại Oman đã diễn ra trong bầu không khí “rất tích cực và mang tính xây dựng”. Trong tuyên bố, Hoa Kỳ cho biết trong quá trình đàm phán, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Trung Đông Steven Witkoff đã nhấn mạnh chỉ thị của Tổng thống Donald Trump về việc cần phải giải quyết những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Tehran “thông qua biện pháp đối thoại và ngoại giao” nếu có thể.
Đây được cho là tín hiệu hết sức tích cực đối với vấn đề Iran sau khi Tổng thống Donal Trump đã nhiều lần tuyên bố ông muốn có một thỏa thuận hoặc sẽ phải sử dụng đến hành động quân sự nếu vấn đề hạt nhân của Iran không được giải quyết ổn thỏa. Trong khi đó, Iran nói rằng họ sẽ không đáp trả các mối đe dọa và chỉ đồng ý đàm phán gián tiếp. Các nhà phân tích lưu ý, vẫn còn những thách thức đáng kể khi Iran đã công khai phản đối các nhượng bộ lớn, trong khi Tổng thống Donal Trump cho phép các nhà đàm phán thời hạn 2 tháng, cảnh báo về khả năng hành động quân sự với Iran nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran leo thang sau khi Tổng thống Donal Trump tái khởi động chiến dịch gây “sức ép tối đa” nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân dựa trên một thỏa thuận mới cứng rắn hơn nhiều thỏa thuận hạt nhân 2015, có tên chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA). Trong JCPOA, các cường quốc thế giới đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Iran để đổi lại việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của họ xuống ngưỡng chỉ có thể phục vụ mục đích dân sự. Ngược lại, Iran muốn thỏa thuận mới phải cởi mở hơn so với JCPOA. Sau khi Hoa Kỳ rời JCPOA, Iran đã rút bớt các cam kết của họ theo thỏa thuận này, bao gồm việc làm giàu uranium ở độ tinh khiết 60%, vượt xa ngưỡng tối đa 3,67% nêu trong thỏa thuận 2015; hạn chế hoạt động thanh sát quốc tế tại một số cơ sở hạt nhân.
5. Trung Quốc công bố Sách trắng về quan hệ thương mại và kinh tế với Hoa Kỳ
Trung Quốc công bố Sách Trắng mới về quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ vào ngày 09/4/2025. Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Hoa Kỳ”.
Sách Trắng của Trung Quốc gồm 6 chương, bắt đầu bằng việc tái khẳng định bản chất đôi bên cùng có lợi của thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Nội dung Sách Trắng của Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại hàng hóa quan trọng. Thương mại song phương có tính bổ sung cao vì mỗi bên đều có những lợi thế so sánh của mình. Thương mại dịch vụ giữa hai nước đã và đang tăng trưởng nhanh chóng và hai bên vẫn là những đối tác đầu tư quan trọng của nhau. Đồng thời, nhấn mạnh, hai nước là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang mang lại những lợi ích thiết thực cho cả hai bên, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng ở hai nước, thông qua việc hợp tác thương mại và đầu tư song phương.
Bên cạnh đó, Sách Trắng liệt kê các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực hiện Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ. Trong đó có củng cố quyền sở hữu trí tuệ, cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc, mở rộng thị trường cho nông sản, thực phẩm và dịch vụ tài chính Hoa Kỳ, cũng như duy trì đối thoại với Hoa Kỳ. Sách Trắng nêu rõ, Trung Quốc không cố ý theo đuổi thặng dư thương mại với Mỹ và cán cân thương mại hiện nay là hệ quả tất yếu của các vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế Mỹ cũng như lợi thế so sánh và quá trình phân công lao động quốc tế. Trung Quốc thừa nhận những khác biệt và bất đồng trong hợp tác kinh tế và thương mại; sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để giải quyết những vấn đề này. Mặt khác, khẳng định Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó với việc Hoa Kỳ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong tài liệu này, Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ vi phạm các điều khoản trong Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1, trong đó có việc mở rộng định nghĩa an ninh quốc gia, lạm dụng kiểm soát xuất khẩu và áp thuế nhập khẩu đối ứng. Tài liệu này cho biết, kể từ khi bắt đầu xung đột thương mại vào năm 2018, phía Hoa Kỳ đã áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc trị giá hơn 500 tỷ USD và liên tục thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế Trung Quốc. Gần đây, Hoa Kỳ đã áp thuế bổ sung toàn diện đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng các hành động này gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định của quan hệ kinh tế song phương, trong bối cảnh các quốc gia vẫn tuân thủ các quy tắc thương mại tự do và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trung Quốc khẳng định đã cải tiến môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của quốc tế và thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu. Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Hoa Kỳ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và hợp tác, trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Sách Trắng kết luận: “Lịch sử chỉ ra rằng việc hợp tác có lợi cho cả hai bên, trong khi đối đầu sẽ chỉ khiến hai nước cùng thiệt hại”.
Đây được coi là động thái thể hiện quan điểm, lập trường chính thức của Trung Quốc trước sự leo thang xung đột thương mại với Hoa Kỳ và đàm phán thương mại song phương đang rơi vào bế tắc. Năm 2018, Trung Quốc cũng công bố Sách Trắng về quan hệ thương mại với Hoa Kỳ với tựa đề “Sự thật về xung đột kinh tế thương mại Trung - Mỹ và lập trường của phía Trung Quốc” đúng thời điểm mức thuế nhập khẩu 10% mà phía Hoa Kỳ áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung quốc có hiệu lực; và mức thuế trả đũa của Trung Quốc lên hơn 5.200 mặt hàng của Hoa Kỳ trị giá 60 tỷ USD cũng được áp dụng. Điều này cho thấy, cả hai bên đang tái áp dụng các biện pháp đã từng được sử dụng trước đây.
6. Một số sự kiện thế giới đáng chú ý
- Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phải ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn. Phiên tòa hình sự đầu tiên đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự kiến diễn ra vào ngày 14/4/2025, 10 ngày sau khi ông bị phế truất vì lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng 12/2024. Ông Yoon Suk Yeol là cựu tổng thống thứ 5 của Hàn Quốc phải ra hầu tòa hình sự. Trước đó, theo cuộc khảo sát công bố ngày 07/4/2025, gần 80% người Hàn Quốc cho biết họ chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol vì đã ban bố thiết quân luật. Hiện Chính phủ Hàn Quốc dự kiến tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 03/6 để bầu người kế nhiệm ông Yoon Suk Yeol.
- Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm. Ngày 09/4/2025, giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm và đánh dấu chuỗi giảm giá kéo dài 5 ngày, đợt giảm tồi tệ nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nếu xảy ra xung đột thương mại Mỹ - Trung, trong khi nguồn cung dầu toàn cầu lại có xu hướng gia tăng. Cùng với đó là lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khiến hàng loạt hàng hóa khác, đặc biệt là kim loại cơ bản sụt giảm mạnh. Việc giảm giá dầu phản ánh sự biến động chung của thị trường khi các nhà đầu tư đối mặt với tình hình kinh tế bất ổn gia tăng. Dù nhập khẩu dầu, khí đốt và các sản phẩm tinh chế không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế toàn diện của Tổng thống Trump, các nhà phân tích cảnh báo các chính sách thay đổi rộng lớn có thể dẫn đến lạm phát, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng căng thẳng thương mại - tất cả những yếu tố này có thể gây thêm áp lực lên giá dầu.
- Ấn Độ tiến hành cuộc tập trận hải quân đa phương lớn kỷ lục với các nước châu Phi. Ngày 13/4/2025, Ấn Độ và Tanzania đã đồng tổ chức phiên bản đầu tiên của cuộc tập trận hải quân đa phương mang tên Cam kết hàng hải quan trọng giữa châu Phi và Ấn Độ (AIKEYME). Sáng kiến này phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi về Tiến bộ toàn diện và cùng có lợi cho an ninh và tăng trưởng trên khắp các khu vực (MAHASAGAR), nhằm thúc đẩy phát triển hàng hải toàn diện và an ninh trên khắp khu vực Ấn Độ Dương. Cuộc tập trận diễn ra trong 2 giai đoạn: Giai đoạn cảng từ ngày 13 - 15/4 và giai đoạn trên biển từ ngày 16 - 18/4/2025, trong đó sẽ tập trung vào các cuộc tập trận thực tế để cải thiện khả năng tương tác, giám sát hàng hải và các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia tham gia. Các cuộc tập trận chung nhằm mục đích phát triển các phản ứng phối hợp trước các mối đe dọa hàng hải chung trong khu vực. AIKEYME 2025 là một bước tiến lớn hướng tới việc xây dựng mặt trận thống nhất chống lại các thách thức hàng hải chung như cướp biển, đánh bắt bất hợp pháp và buôn bán người. Sự kiện này cũng nêu bật mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ và đang phát triển giữa Ấn Độ và các quốc gia châu Phi.
Từ ngày 14 - 15/4/2025, nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là lần thứ tư ông Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh dấu sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng của hai Đảng, hai nước, có ý nghĩa chiến lược, tác động lâu dài đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đều bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự chiêu đãi cấp Nhà nước, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc; Lễ khởi động Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên và Lễ khởi động Cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc.
Tại các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, hai bên nhất trí duy trì giao lưu cấp cao thường xuyên, nâng cấp cơ chế Đối thoại chiến lược giữa các Bộ Ngoại giao - Quốc phòng - Công an lên cấp Bộ trưởng; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt; tổ chức tốt các hoạt động của “Năm giao lưu nhân văn Trung Quốc - Việt Nam 2025”, củng cố nền tảng xã hội; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; kiểm soát và giải quyết thỏa đáng bất đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, việc chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm nay đã thể hiện đầy đủ sự coi trọng rất cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đối với quan hệ Trung - Việt và tình cảm sâu đậm giữa hai nước; khẳng định qua chuyến thăm, sẵn sàng cùng Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam đi sâu trao đổi về các phương hướng, biện pháp nhằm củng cố truyền thống hữu nghị, xác định tầm nhìn cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, cùng vững bước tiến xa, đóng góp cho cộng đồng nhân loại.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, luôn ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác chuyển đổi số, khoa học công nghệ trở thành “điểm sáng” mới trong quan hệ Việt - Trung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ then chốt; thúc đẩy thương mại cân bằng hơn, đầu tư chất lượng cao hơn, chú trọng triển khai tại Việt Nam các dự án, công trình lớn, tiêu biểu, hỗ trợ Hà Nội và các đô thị lớn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
Trong chuyến thăm, nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước.
2. Kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Từ ngày 08 - 10/4/2025, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez thăm chính thức Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón, hội đàm, cùng họp báo chung và chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác hai nước, tổ chức tiệc chiêu đãi Thủ tướng Pedro Sánchez. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Tại các cuộc tiếp, hội đàm và hội kiến, Lãnh đạo Việt Nam khẳng định ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm; tin tưởng chuyến thăm sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu của Tây Ban Nha tại khu vực Đông Nam Á; nhất trí việc hướng tới nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện. Lãnh đạo Việt Nam bày tỏ cảm ơn khi Tây Ban Nha thúc đẩy các nước Liên minh châu Âu (EU) còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); cũng như Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với Việt Nam. Việt Nam đề nghị Tây Ban Nha làm cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với EU và các nước Mỹ Latinh; Việt Nam nhất trí làm cầu nối tăng cường quan hệ Tây Ban Nha - ASEAN.
Nhằm phát huy các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, đưa quan hệ Việt Nam - Tây Ban Nha phát triển ngày càng sâu rộng và thực chất, hai bên nhất trí tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng - an ninh, đặc biệt về đào tạo cán bộ, sỹ quan Việt Nam, công nghiệp quốc phòng, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, di cư bất hợp pháp; tiếp tục triển khai hiệu quả và tận dụng các cơ hội to lớn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, văn hóa, thể thao và du lịch, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như du lịch, công nghiệp bán dẫn, khoa học và công nghệ… Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, khuôn khổ ASEAN - EU...; cùng triển khai các sáng kiến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển ở mỗi khu vực và trên thế giới.
Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
3. Một số tình hình kinh tế thương mại toàn cầu
Ngày 02/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã áp đặt mức thuế cơ bản 10% lên tất cả hàng nhập khẩu, cùng với các mức thuế “đối ứng” từ 10 - 49% đối với một số quốc gia nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại. Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đang có nguy cơ thành cuộc chiến thương mại toàn cầu mới.
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc cùng với giá dầu và tỷ giá đồng USD. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ đặc biệt lo ngại về các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh chiến tranh thương mại diễn ra, cho rằng những nước này sẽ hứng chịu tác động nghiêm trọng hơn. Châu Á được cho là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan của Hoa Kỳ. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể làm giảm đáng kể tăng trưởng của khu vực. ADB cũng khuyến nghị các quốc gia châu Á tăng cường hợp tác nội khối và đối thoại với Mỹ để giảm thiểu tác động tiêu cực. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu và những đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ lo ngại động thái này sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương và hợp tác quốc tế, đồng thời mong muốn các nước có các biện pháp ứng phó với tuyên bố của Hoa Kỳ.
Ngày 09/4/2025, Tổng thống Donal Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, trong khi tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125%. Tuy nhiên, mức thuế này được cộng thêm với khoản thuế 20% liên quan đến fentanyl đã áp đặt trước đó đối với Trung Quốc, đưa tổng thuế suất áp đặt lên hàng hoá Trung Quốc là 145%. Về phía Trung Quốc, nước này quyết định áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ phớt lờ bất kỳ đợt tăng thuế nào tiếp theo mà Hoa Kỳ công bố kể từ thời điểm này.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 09/4 đã nhất trí về kế hoạch triển khai các biện pháp trả đũa đầu tiên đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Theo đó, EU sẽ áp dụng các mức thuế, chủ yếu là 25%, đối với một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Hoa kỳ bắt đầu từ ngày 15/4 như một phản ứng cụ thể đối với thuế kim loại của Hoa Kỳ. Khối này vẫn đang đánh giá cách thức đáp trả đối với thuế ô tô và các loại thuế rộng hơn.
Nhiều quốc gia khác lựa chọn phương án đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ. Ngày 12/4/2025, Thư ký báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt cho biết đã có hơn 75 quốc gia liên hệ với chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán thương mại. Đồng thời, một số quốc gia đang đẩy nhanh nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu thông qua việc tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với các quốc gia khác. Do đó, một loạt các thông báo hợp tác kinh tế đang được thúc đẩy giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như sự gia tăng hoạt động đàm phán thương mại tự do trên toàn thế giới. Đáng chú ý, EU và Ấn Độ đã dành ưu tiên mới cho các cuộc đàm phán trước đây bị đình trệ; Trung Quốc và Hàn Quốc đang nỗ lực nâng cấp hiệp định thương mại tự do; Canada và Indonesia nỗ lực đưa hiệp định thương mại có hiệu lực vào năm tới.
Giới chuyên gia nhận định, việc tạm ngưng 90 ngày đối với các mức thuế đối ứng không làm thay đổi mức thuế phổ thông 10% đối với phần lớn hàng nhập khẩu và 145% đánh vào hàng Trung Quốc. Điều này đã tạo ra làn sóng bảo hộ thương mại mạnh nhất của Hoa Kỳ trong vòng một thế kỷ. Sự hỗn loạn không chỉ nằm ở thuế mà còn là sự bất ổn về pháp lý, sự khó đoán định và sự xói mòn niềm tin đối với Hoa Kỳ.
4. Kết quả đàm phán hạt nhân Iran
Ngày 12/4/2025, Hoa Kỳ và Iran đã triển khai đàm phán cấp cao gián tiếp tại Oman nhằm thúc đẩy các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran, việc giảm căng thẳng tại khu vực và trao đổi tù nhân.
Cuộc đàm phán do Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi và Đặc phái viên Nhà Trắng tại Trung Đông Steve Witkoff chủ trì. Đây là cuộc trao đổi ở cấp cao đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Iran kể từ năm 2018 khi Tổng thống Hòa Kỳ Donal Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Vienna.
Bộ Ngoại giao Iran ngày 12/4/2025 ra tuyên bố xác nhận cuộc đàm phán “gián tiếp” với Mỹ về vấn đề hạt nhân và dỡ bỏ trừng phạt tại thủ đô Muscat của Oman, đồng thời mô tả quá trình thương lượng giữa hai bên “mang tính xây dựng”. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi thông báo vòng đàm phán gián tiếp thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 19/4 cũng tại thủ đô Muscat của Oman.
Ngoại trưởng Oman Sayyid Badr bin Hamad bin Hamood Albusaidi khẳng định cuộc đàm phán giữa Iran và Hoa Kỳ “đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, có lợi cho việc thu hẹp những khác biệt về quan điểm và cuối cùng là đạt được hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và trên toàn cầu”.
Trong tuyên bố cùng ngày, Hoa Kỳ đánh giá cuộc đàm phán hạt nhân gián tiếp giữa Hoa Kỳ và Iran tại Oman đã diễn ra trong bầu không khí “rất tích cực và mang tính xây dựng”. Trong tuyên bố, Hoa Kỳ cho biết trong quá trình đàm phán, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Trung Đông Steven Witkoff đã nhấn mạnh chỉ thị của Tổng thống Donald Trump về việc cần phải giải quyết những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Tehran “thông qua biện pháp đối thoại và ngoại giao” nếu có thể.
Đây được cho là tín hiệu hết sức tích cực đối với vấn đề Iran sau khi Tổng thống Donal Trump đã nhiều lần tuyên bố ông muốn có một thỏa thuận hoặc sẽ phải sử dụng đến hành động quân sự nếu vấn đề hạt nhân của Iran không được giải quyết ổn thỏa. Trong khi đó, Iran nói rằng họ sẽ không đáp trả các mối đe dọa và chỉ đồng ý đàm phán gián tiếp. Các nhà phân tích lưu ý, vẫn còn những thách thức đáng kể khi Iran đã công khai phản đối các nhượng bộ lớn, trong khi Tổng thống Donal Trump cho phép các nhà đàm phán thời hạn 2 tháng, cảnh báo về khả năng hành động quân sự với Iran nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran leo thang sau khi Tổng thống Donal Trump tái khởi động chiến dịch gây “sức ép tối đa” nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân dựa trên một thỏa thuận mới cứng rắn hơn nhiều thỏa thuận hạt nhân 2015, có tên chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA). Trong JCPOA, các cường quốc thế giới đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Iran để đổi lại việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của họ xuống ngưỡng chỉ có thể phục vụ mục đích dân sự. Ngược lại, Iran muốn thỏa thuận mới phải cởi mở hơn so với JCPOA. Sau khi Hoa Kỳ rời JCPOA, Iran đã rút bớt các cam kết của họ theo thỏa thuận này, bao gồm việc làm giàu uranium ở độ tinh khiết 60%, vượt xa ngưỡng tối đa 3,67% nêu trong thỏa thuận 2015; hạn chế hoạt động thanh sát quốc tế tại một số cơ sở hạt nhân.
5. Trung Quốc công bố Sách trắng về quan hệ thương mại và kinh tế với Hoa Kỳ
Trung Quốc công bố Sách Trắng mới về quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ vào ngày 09/4/2025. Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Hoa Kỳ”.
Sách Trắng của Trung Quốc gồm 6 chương, bắt đầu bằng việc tái khẳng định bản chất đôi bên cùng có lợi của thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc. Nội dung Sách Trắng của Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai đối tác thương mại hàng hóa quan trọng. Thương mại song phương có tính bổ sung cao vì mỗi bên đều có những lợi thế so sánh của mình. Thương mại dịch vụ giữa hai nước đã và đang tăng trưởng nhanh chóng và hai bên vẫn là những đối tác đầu tư quan trọng của nhau. Đồng thời, nhấn mạnh, hai nước là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang mang lại những lợi ích thiết thực cho cả hai bên, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng ở hai nước, thông qua việc hợp tác thương mại và đầu tư song phương.
Bên cạnh đó, Sách Trắng liệt kê các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực hiện Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 với Hoa Kỳ. Trong đó có củng cố quyền sở hữu trí tuệ, cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc, mở rộng thị trường cho nông sản, thực phẩm và dịch vụ tài chính Hoa Kỳ, cũng như duy trì đối thoại với Hoa Kỳ. Sách Trắng nêu rõ, Trung Quốc không cố ý theo đuổi thặng dư thương mại với Mỹ và cán cân thương mại hiện nay là hệ quả tất yếu của các vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế Mỹ cũng như lợi thế so sánh và quá trình phân công lao động quốc tế. Trung Quốc thừa nhận những khác biệt và bất đồng trong hợp tác kinh tế và thương mại; sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ để giải quyết những vấn đề này. Mặt khác, khẳng định Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó với việc Hoa Kỳ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong tài liệu này, Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ vi phạm các điều khoản trong Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1, trong đó có việc mở rộng định nghĩa an ninh quốc gia, lạm dụng kiểm soát xuất khẩu và áp thuế nhập khẩu đối ứng. Tài liệu này cho biết, kể từ khi bắt đầu xung đột thương mại vào năm 2018, phía Hoa Kỳ đã áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc trị giá hơn 500 tỷ USD và liên tục thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế Trung Quốc. Gần đây, Hoa Kỳ đã áp thuế bổ sung toàn diện đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng các hành động này gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định của quan hệ kinh tế song phương, trong bối cảnh các quốc gia vẫn tuân thủ các quy tắc thương mại tự do và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trung Quốc khẳng định đã cải tiến môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của quốc tế và thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu. Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Hoa Kỳ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và hợp tác, trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Sách Trắng kết luận: “Lịch sử chỉ ra rằng việc hợp tác có lợi cho cả hai bên, trong khi đối đầu sẽ chỉ khiến hai nước cùng thiệt hại”.
Đây được coi là động thái thể hiện quan điểm, lập trường chính thức của Trung Quốc trước sự leo thang xung đột thương mại với Hoa Kỳ và đàm phán thương mại song phương đang rơi vào bế tắc. Năm 2018, Trung Quốc cũng công bố Sách Trắng về quan hệ thương mại với Hoa Kỳ với tựa đề “Sự thật về xung đột kinh tế thương mại Trung - Mỹ và lập trường của phía Trung Quốc” đúng thời điểm mức thuế nhập khẩu 10% mà phía Hoa Kỳ áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung quốc có hiệu lực; và mức thuế trả đũa của Trung Quốc lên hơn 5.200 mặt hàng của Hoa Kỳ trị giá 60 tỷ USD cũng được áp dụng. Điều này cho thấy, cả hai bên đang tái áp dụng các biện pháp đã từng được sử dụng trước đây.
6. Một số sự kiện thế giới đáng chú ý
- Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phải ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn. Phiên tòa hình sự đầu tiên đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự kiến diễn ra vào ngày 14/4/2025, 10 ngày sau khi ông bị phế truất vì lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng 12/2024. Ông Yoon Suk Yeol là cựu tổng thống thứ 5 của Hàn Quốc phải ra hầu tòa hình sự. Trước đó, theo cuộc khảo sát công bố ngày 07/4/2025, gần 80% người Hàn Quốc cho biết họ chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol vì đã ban bố thiết quân luật. Hiện Chính phủ Hàn Quốc dự kiến tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 03/6 để bầu người kế nhiệm ông Yoon Suk Yeol.
- Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm. Ngày 09/4/2025, giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm và đánh dấu chuỗi giảm giá kéo dài 5 ngày, đợt giảm tồi tệ nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nếu xảy ra xung đột thương mại Mỹ - Trung, trong khi nguồn cung dầu toàn cầu lại có xu hướng gia tăng. Cùng với đó là lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khiến hàng loạt hàng hóa khác, đặc biệt là kim loại cơ bản sụt giảm mạnh. Việc giảm giá dầu phản ánh sự biến động chung của thị trường khi các nhà đầu tư đối mặt với tình hình kinh tế bất ổn gia tăng. Dù nhập khẩu dầu, khí đốt và các sản phẩm tinh chế không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế toàn diện của Tổng thống Trump, các nhà phân tích cảnh báo các chính sách thay đổi rộng lớn có thể dẫn đến lạm phát, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng căng thẳng thương mại - tất cả những yếu tố này có thể gây thêm áp lực lên giá dầu.
- Ấn Độ tiến hành cuộc tập trận hải quân đa phương lớn kỷ lục với các nước châu Phi. Ngày 13/4/2025, Ấn Độ và Tanzania đã đồng tổ chức phiên bản đầu tiên của cuộc tập trận hải quân đa phương mang tên Cam kết hàng hải quan trọng giữa châu Phi và Ấn Độ (AIKEYME). Sáng kiến này phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi về Tiến bộ toàn diện và cùng có lợi cho an ninh và tăng trưởng trên khắp các khu vực (MAHASAGAR), nhằm thúc đẩy phát triển hàng hải toàn diện và an ninh trên khắp khu vực Ấn Độ Dương. Cuộc tập trận diễn ra trong 2 giai đoạn: Giai đoạn cảng từ ngày 13 - 15/4 và giai đoạn trên biển từ ngày 16 - 18/4/2025, trong đó sẽ tập trung vào các cuộc tập trận thực tế để cải thiện khả năng tương tác, giám sát hàng hải và các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia tham gia. Các cuộc tập trận chung nhằm mục đích phát triển các phản ứng phối hợp trước các mối đe dọa hàng hải chung trong khu vực. AIKEYME 2025 là một bước tiến lớn hướng tới việc xây dựng mặt trận thống nhất chống lại các thách thức hàng hải chung như cướp biển, đánh bắt bất hợp pháp và buôn bán người. Sự kiện này cũng nêu bật mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ và đang phát triển giữa Ấn Độ và các quốc gia châu Phi.