1. Tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, đất nước, địa phương được nêu trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt là 33 phần việc đề ra trong Chương trình hành động số 09-CT/TU, ngày 15/4/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh.
2. Tuyên truyền những thành tích, kết quả nổi bật, đột phá đạt được trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tác động trực tiếp đến tình hình trong nước, trong tỉnh nhưng dưới chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng tình hình chính trị-xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục được giữ vững ổn định, kinh tế tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới.
- Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đầu tư các công trình giao thông trọng điểm đạt nhiều kết quả tích cực như: Hoàn thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài gần 80 km, đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 30 km; khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dài 60 km; nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ như các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, sân bay Long Thành, Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Kinh tế tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,84%, vượt 0,14% so nghị quyết; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,33%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,95%, vượt 1,95% nghị quyết; Huy động vốn đầu tư toàn xã hội được 20.331 tỷ đồng tăng 6,92% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 26,87%, vượt 14,87% so nghị quyết. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 470,80 triệu USD, tăng 14,54% so cùng kỳ. Các công trình trọng điểm như: Khánh thành vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1; công bố quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; công bố Đồ án quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040; Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công ở huyện Vĩnh Thuận; đền thờ anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C; tượng đài Bác Hồ ở thành phố Phú Quốc...
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện; cải cách hành chính được đẩy mạnh, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính.Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, phát huy bản sắc “ngoại giao cây tre”, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, địa phương.
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tích cực; đã đẩy mạnh tiến độ, kết thúc kiểm tra, điều tra, đề nghị truy tố, đưa ra xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
3. Tuyên truyền, triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; kết quả thực hiện các chương trình (kế hoạch) hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp.
- Phản ánh khách quan, toàn diện, thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đạt được qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
- Làm rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới, đó là:
+ Tăng cường quản lý giá cả, thị trường; có giải pháp kịp thời, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh trong xuất khẩu…; tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước; tăng cường xúc tiến thương mại.
+ Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới từ đẩy mạnh liên kết, phát triển vùng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ). Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành.
+ Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân; tổ chức triển khai quyết liệt phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2025; xóa các vùng lõm về điện và sóng.
+ Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế.
4. Tuyên truyền mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kế hoạch số 60-KH/TU, ngày 22/3/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá”, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
5. Tuyên truyền, làm rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới; khẳng định việc xử lý nghiêm minh cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao sai phạm là vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh về kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước, ý nguyện của Nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó tập trung làm rõ, cụ thể các giải pháp về
tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực; chấn chỉnh, đấu tranh với “bệnh sợ trách nhiệm”, tư tưởng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện hiệu quả các Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; tập trung xử lý dứt điểm một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo
; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và Nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
6. Tuyên truyền cổ vũ, phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy mạnh mẽ ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tính nhân văn cao cả của dân tộc, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời gian tới.
Tăng cường công tác nắm tình hình từ sớm, từ xa, kịp thời đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tuyên truyền công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới, biển đảo. Thực hiện tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
7. Tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Phân tích sâu sắc ý kiến chỉ đạo về công tác xây dựng văn kiện và công tác nhân sự của đồng chí Tổng Bí thư.
- Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh, Đại hội XIV của Đảng, đặc biệt là Báo cáo chính trị cần phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể; phải gắn kết nhuần nhuyễn việc nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
- Công tác nhân sự phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, khách quan, các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng; khẳng định việc lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc.
8. Tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.